"Ngựa chứng là ngựa hay", chứ không phải "ngựa hay là ngựa hay chứng".
Quân Mã (Knight) là quân cờ đặc biệt nhất trong hệ Cờ Vua (Chess) nói chung, trong đó có Cờ Trung Đại (medChess - medieval Chess).
Việc tạo ra kiểu "đi xéo hình chữ nhật tỷ lệ 2:3" đặc biệt của quân Mã đã thể hiện sự sắc sảo của tiền nhân, làm cho quân Mã trở nên rất đặc sắc và khác biệt trên bàn cờ. Vì lẽ đó mà người ta thường lấy quân Mã làm biểu tượng đại diện cho Cờ Vua.
Nếu coi nước "đi thẳng" & "đi xéo hình vuông tỷ lệ 1:1" là 2 cơ sở nền tảng để hình thành nên các kiểu đi của những quân cờ trên bàn cờ, thì những quân cờ mà 'không phải là Mã', trong 1 nước đi của chúng, sẽ chỉ thể hiện ở hình thức là "đi thẳng", HOẶC "đi xéo hình vuông tỷ lệ 1:1", tại mỗi lượt đi.
Trong khi đó, nếu áp dụng Phương pháp Phân tích lực Hình bình hành trong Vật lý học, để phân tích nước "đi xéo hình chữ nhật tỷ lệ 2:3" của Mã, dựa trên 2 cơ sở nền tảng là "đi thẳng" & "đi xéo hình vuông tỷ lệ 1:1", thì trong 1 nước đi của Mã, sẽ thể hiện ở hình thức là:
- 1 nước "đi thẳng" 1 ô cờ CỘNG THÊM 1 nước "đi xéo hình vuông tỷ lệ 1:1" 1 ô cờ, một cách đồng thời, tại mỗi lượt đi;
- hoặc hoán vị lại: 1 nước "đi xéo hình vuông tỷ lệ 1:1" 1 ô cờ CỘNG THÊM 1 nước "đi thẳng" 1 ô cờ, một cách đồng thời, tại mỗi lượt đi.
Điều này hiểu một cách bình dị giống như là Mã phải làm cùng một lúc 2 việc mỗi lần, trong khi những quân cờ khác chỉ phải làm 1 việc mỗi lần. Hoặc nói theo kiểu thuật ngữ của "Khoa học máy tính", là Mã phải chạy 'đa nhiệm' mỗi lần, trong khi những quân cờ khác chỉ phải chạy 'đơn nhiệm' mỗi lần.
(Ghi chú: 'Đa nhiệm' đồng nghĩa 'đa tác vụ'; 'Đơn nhiệm' đồng nghĩa 'đơn tác vụ'.)
Người chơi cờ cũng nhận thấy rằng, trên bàn cờ, kiểu "đi xéo hình chữ nhật tỷ lệ 2:3" là khó nhìn nhất so với kiểu "đi thẳng" hay "đi xéo hình vuông tỷ lệ 1:1". Vì vậy, có một sự tương đồng thú vị, là Mã cũng đòi hỏi người chơi cờ cũng phải 'đa nhiệm' như nó, để nhận biết được nước đi của Mã trên bàn cờ.
Chính những điều nêu trên làm xuất hiện sự bù trừ giữa Mã so với những quân cờ còn lại. Vì những quân cờ mà 'không phải là Mã' chỉ phải chạy 'đơn nhiệm', nên trong mỗi nước đi, chúng có thể phản ánh đặc tính đa cường độ, là khả năng đi gần hoặc đi xa hết cỡ (tối đa) trên bàn cờ.
Trong khi đó, vì chính bản thân Mã không những phải chạy 'đa nhiệm', mà còn yêu cầu người chơi cờ cũng phải chạy 'đa nhiệm' để nhận biết được nước đi của Mã trên bàn cờ. Do đó, tốt nhất là trong mỗi nước đi của Mã không nên phản ánh đặc tính đa cường độ, mà chỉ nên phản ánh đặc tính đơn cường độ, nghĩa là Mã chỉ đi tới ô cờ gần với Mã nhất theo chiều "đi xéo hình chữ nhật tỷ lệ 2:3" trên bàn cờ. Điều này cũng giúp giảm cường độ 'đa nhiệm' nơi người chơi cờ.
Liên hệ thực tế với bàn cờ, chúng ta có thể thấy nhiều sự tương đồng thú vị. Ví dụ như hệ điều hành của điện thoại iPhone vận hành theo cơ chế 'đơn nhiệm', nên Iphone có thể khai thác hiệu quả phần cứng, ít hao pin, và máy chạy không nóng, ít tỏa nhiệt. Trong khi đó, hệ điều hành của điện thoại Android vận hành theo cơ chế 'đa nhiệm', nên máy Android thường khai thác tối đa năng lực phần cứng, mau cạn pin, và máy chạy nóng, hay tỏa nhiệt.
Quân Mã (Knight) theo tiếng Anh có nghĩa là Hiệp sỹ, hay Kỵ sỹ, với vai trò trực tiếp chỉ huy & tham chiến nơi chiến địa. Nên áp lực chiến trường đòi hỏi quân cờ này thể hiện sự Dũng cảm & Khôn ngoan một cách đồng thời.
Hình đăng bên dưới minh họa cách đi của quân Mã (Knight):
- dấu '+' là nước "di chuyển".
- dấu 'X' đè lên quân cờ là nước "ăn quân" & Mã đến thay chỗ quân cờ bị ăn.
- quân Mã thu hồi quân Viên đạn khác màu bằng phương thức “ăn quân”.
- quân Mã không thể thu hồi quân Viên đạn cùng màu.
* Sự hoàn thành đạt được bên cạnh những ngoại lệ.